TƯỢNG ĐỒNG VĂN THÙ PHỔ HIỀN
(VĂN THÙ BỒ TÁT VÀ PHỔ HIỀN BỒ TÁT)
Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát là hai thi giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các Ngài thường có mặt bên phải và bên trái của Đức Phật Thích Ca.
Trong Phật Giáo, Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát có một vị trí rất quan trọng. Văn Thù Bồ Tát là biểu tượng cho Đại Trí và Phổ Hiền Bồ Tát là đại diện cho Đại Hạnh. Mỗi Vị Bồ Tát có một biểu pháp riêng để giáo dục chúng sinh.
• Văn Thù Bồ Tát còn được gọi với một số tên khác như Diệu Đức, Diệu Âm hay Diệu Cát Tường. Trong đó Diệu Đức là tên gọi mang ý nghĩa là mọi Đức đều tròn đầy, Diệu Âm là người có tiếng nói êm dịu.
• Phổ Hiền Bồ Tát khi xưa là Thái Tử Năng Đà Nô, là người con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm. Ngài nguyện phát tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sinh được thành Phật Đạo.
Ý nghĩa tượng Văn Thù Phổ Hiền
• Ý nghĩa hình tượng :
Văn Thù Bồ Tát được miêu tả với dáng dấp trẻ trung. Ngài ngồi kiết già trên chiếc bồ đoàn bằng hoa sen.
- Tay phải Văn Thù Bồ Tát cầm một lưỡi gươm đang bốc lửa dương cao lên khỏi đầu. Với ngụ ý chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả xiềng xích của vô minh phiền não đang trói buộc con người vào những khổ đau, bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận. Đưa con người đến trí tuệ viên mãn.
- Tay trái Văn Thù Bồ Tát cầm cuốn kinh Bát Nhã trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim, biểu tượng cho sự tỉnh thức và giác ngộ. Hoặc tay trái Văn Thù Bồ Tát cầm cành hoa sen màu xanh, biểu thị cho đoạn đức. Mang ý nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái.
- Hình tượng Văn Thù Bồ Tát được khắc họa thường ngồi trên lưng sử tử xanh. Bởi sư tử vốn là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lựa hơn những loài thú khác. Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử xanh là biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ.
- Văn Thù Bồ Tát luôn mang trên người giáp nhẫn nhục, che chở cho Ngài vẹn toàn tâm từ bi, do đó bọn giặc sân – hận – oán – thù không thể nào lay chuyển được hạnh nguyện của Ngài. Văn Thù Bồ Tát không bao giờ rời chiếc giáp nhẫn nhục vì nếu thiếu nó Ngài không thể thực hiện được tâm Bồ Đề.
Phổ Hiền Bồ Tát thường xuất hiện với vương miện và y trang đầy ắp châu báu.
- Phổ Hiền Bồ Tát được khắc họa ngồi trên voi trắng sáu ngà. Trong đó: Voi trắng tượng trưng cho trí huệ chướng ngại, còn sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Voi sáu ngà tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định, Trí tuệ.
- Trên tay trái Phổ Hiền Bồ Tát thường cầm viên bảo châu, hoặc tay phải cầm cành hoa sen và trên đóa sen là viên bảo châu. Trong nhiều tranh tượng khác hình ảnh Phổ Hiền Bồ Tát được khắc họa một hoặc hai bàn tay bắt ấn giáo hóa, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau tạo thành hình tam giác. Hoặc cũng có hình ảnh tay trái Ngài cầm cuộn kinh hay kim cương chử.
• Ý nghĩa thờ phụng :
Văn Thù Bồ Tát
- Thờ Văn Thù Bồ Tát để nhắc nhớ chúng ta thức tỉnh để quay về với trí tuệ sẵn có của mình. Và dùng thanh gươm trí tuệ để chặt đứt vô minh, vượt ra khỏi bể khổ thâm sau.
- Văn Thù Bồ Tát là tấm gương sáng cho lợi tha. Chúng ta dùng lưỡi kiến trí tuệ này để cứu thoát mọi người trước kẻ thù phiền não, trước những tham – sân – si.
Phổ Hiền Bồ Tát
- Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho Hạnh Nguyện, thấy Phổ Hiền Bồ Tát là thấy chân lý. Do đó chúng ta phải tránh xa mọi ảo vọng để trở về với chân lý.
- Thờ Phổ Hiền Bồ Tát với mong muốn dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý, gạt bỏ vô minh, để được giác ngộ như Đức Phật. Noi gương theo mười Hạnh Nguyện lớn của Phổ Hiền Bồ Tát để diệt tan mọi ích kỷ hẹp hòi.
Quy trình đúc tượng đồng Văn Thù Phổ Hiền
Tượng đồng Văn Thù Phổ Hiền tại cơ sở đúc đồng Lê Gia được đúc hoàn toàn thủ công theo phương pháp truyền thống. Nguyên liệu đúc là đồng vàng (đồng vàng), đồng đỏ (đồng dây điện) hoặc đồng cattut (đồng vỏ đạn). Quy trình đúc đều phải trải qua các công đoạn sau:
Cách thờ phụng bài trí tượng đồng Văn Thù Phổ Hiền
Trước khi thỉnh tượng Văn Thù Phổ Hiền về nhà nên gửi vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn, sau đó rước tượng Văn Thù Phổ Hiền và làm lễ an vị. Trong những ngày thực hiện việc thỉnh tôn tượng Văn Thù Phổ Hiền gia chủ nên ăn chay thanh tịnh, trì tụng thập chú, kinh Phật sau đó thỉnh rước tượng Văn Thù Bồ tát về tôn thờ tại gia.
Thờ Văn Thù Phổ Hiền thì bàn thờ phải trang nghiêm, hàng ngày cần quét dọn, rút bớt chân hương, nếu hoa quả khô héo thì nên thay mới để cúng dường. Vào những ngày sóc vọng (ba mươi, mùng một - mười bốn, mười lăm âm lịch hàng tháng) thì nên sắm sinh nhang đèn, hoa trái trang nghiêm dâng cúng.
Thờ Văn Thù Phổ Hiền phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn Ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Giữ gìn thân - khẩu - ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…
Cách lựa chọn tượng đồng Văn Thù Phổ Hiền
- Lựa chọn đơn vị chế tác và cung cấp uy tín, cơ sở đã thực hiện nhiều công trình lắp đặt.
- Chọn sản phẩm phù hợp với không gian trưng bày, vừa tạo sự cân đối hài hòa vừa tôn lên vẻ đẹp sang trọng.
- Cân nhắc lựa chọn sản phẩm hoa văn sắc nét, tinh xảo, bề mặt tượng xử lý kĩ, ít rỗ.
- Các sản phẩm tốt thường có giá không hề rẻ, đừng vì thấy rẻ mà quyết định mua hàng.
Nếu quý khách hàng đang tìm chọn một địa chỉ uy tín, cung cấp tượng đồng Văn Thù Phổ Hiền hay các sản phẩm đồng thủ công mỹ nghệ cao cấp thì Đồ đồng Lê Gia tự tin là điểm đến tốt nhất hiện nay. Hãy liên hệ với với chúng tôi qua số hotline: 0984.030.989 hoặc 0984.097.970 để được tư vấn báo giá nhanh nhất. Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và lựa chọn Đồ Đồng Lê Gia!