Tượng Tây phương Tam Thánh, ý nghĩa và cách thỉnh tượng
Đức Phật, Bồ Tát được người người ngưỡng trọng, là đấng tôn thượng đặc biệt là quý vị Tăng Ni, Phật Tử. Tu tập, học hỏi và tìm hiểu về ý nghĩa tượng Tây Phương Tam Thánh, vậy, các bạn đã biết gì về Tây Phương Tam Thánh? Ý nghĩa và cách thỉnh tượng? Mời các bạn tham khảo qua bài viết dưới đây của đồ đồng Lê Gia.
1. Tây phương Tam Thánh là những ai?
Mỗi Phật tử đều được học, được đọc, được nghe và nhìn tượng tây phương tam thánh. Vậy, các đức tôn đấy bao gồm những ai? Đó là ba vị: Đức Phật A Di Đà ở chính giữa, Bồ Tát Quán Thế Âm ở bên tay trái của Ngài, tay cầm bình tịnh thủy và nhành dương liễu. Bồ Tát Ðại Thế Chí ở bên tay phải của ngài, cầm cành hoa sen màu xanh. Hai vị Bồ Tát hiện thân cư sĩ nữ bên Phật A Di Ðà tượng trưng cho Từ Bi và Trí Tuệ.
2. Hình tượng các vị Phật trong Tây Phương Tam Thánh
Hình tượng Phật A Di Đà
Chúng sanh - Phật tử - con Phật, khi gặp sợ hãi, lỗi lầm cần sám hối, phát khởi tâm tà, miệng niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Đấng tối cao Thanh Tịnh có đầy đủ: Vô lượng thọ, vô lượng công đức và vô lượng quang.
Bức tượng mô phỏng đức Phật A Di Đà đứng trên hoa sen, ánh mắt Ngài nhìn xuống dưới, tay trái bắt ấn cam lồ, tay phải buông xuống dưới như muốn cứu chúng sinh khỏi biển khổ.
Theo kinh sách, tay đưa lên của Phật biểu thị cho tứ thánh (bao gồm: Thanh văn, Bồ-tát, Phật, Duyên giác). Tay trái duỗi xuống là biểu thị cho lục phàm (bao gồm: Thiên, nhơn, ngạ quỷ, địa ngục, A-tu-la, súc sanh). Với vô lượng quang, ánh sáng của Phật trùm khắp để không còn chỗ tối tăm. Với vô lượng công đức, Phật sẵn sàng tiếp độ lục phàm để đưa lên quả vị tứ thánh.
Hình tượng Bồ tát Quan Thế Âm
Bồ Tát Quán Thế Âm xưa nay vẫn gắn liền với hình tượng tay phải cầm nhành dương liễu, tay trái cầm bình cam lồ. Bồ Tát Quán Thế Âm chính là đại diện cho kham nhẫn, đức hạnh, từ bi, cứu khổ cứu nạn chúng sinh.
Bình nước cam lồ mang nước của từ bi, trong khi nhành dương liễu tuy yếu mềm mà dẻo dai. Mỗi khi gió thổi nó thì nhành dương liễu sẽ cuốn theo chiều gió nhưng rồi nó lại trở về nguyên vẹn như lúc ban đầu. Hình ảnh nhành dương liễu này là biểu tượng của kham nhẫn, lấy nhu thắng cương. Muốn có được từ bi phải cần đến nhành dương liễu nhẫn nhục.
Bồ tát Quán Thế Âm trải qua biết bao bi ai, thống khổ, nhưng người vẫn nhẫn nhịn để cảm hóa lòng từ bi. Tu tập theo Bồ Tát là con đường sáng suốt để thế gian này trở nên đẹp đẽ và tràn đầy tình yêu!
Hình tượng Bồ tát Đại Thế Chí
Hình tượng Ngài gắn liền với hoa sen. Đó là biểu tượng của sự thanh khiết, trong sạch, không màng danh lợi thế gian. Hoa sen có sức mạnh tự tại nên có thể thoát khỏi bùn nhơ từ đó mà thành tựu trí tuệ.
Trong Đạo Phật thì hoa sen là một loài hoa biểu tượng. Vẻ đẹp thanh khiết của nó được thể hiện ở chỗ, mọc lên từ trong bùn nhơ, nhưng vẻ đẹp lung linh, hương thơm thanh khiết.
3. Cách thỉnh tượng tây phương tam thánh
Phật Thích Ca thường tọa trên đài sen còn Phật A Di Đà thường hay đứng trên hoa sen,... Đại Thế Chí Bồ Tát tay cầm nhành hoa sen xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh. 3 vị Phật quyết dùng trí tuệ để dứt sạch mọi phiền não, để cứu vớt chúng sinh khỏi vũng bùn cuộc đời.
Con người tồn tại trên thế gian ai cũng chìm trong cõi vô minh. Chỉ có ánh sáng trí tuệ của Phật Pháp chiếu soi mới khiến chúng sinh thấy rõ mình. Từ đó giúp phật tử có thêm sức mạnh để đoạn trừ, sau nữa là dứt khỏi bể khổ ở cõi tạm để được Phật dẫn độ về với Tịnh Độ.
Cách thỉnh tượng tây phương tam thánh chính là đức tin diệu cứu để cứu vớt con người khỏi bi ai trong đời. Đó là lý do vì sao ngày nay, càng ngày càng có nhiều người, kể cả người trẻ tìm về với đạo. Họ tìm hiểu về tượng đồng tây phương tam thánh, về cách thỉnh tượng về thờ tại gia.
Nhìn chung, để thỉnh tượng đồng tây phương tam thánh về nhà, quý Phật Tử nên nhờ quý Thầy, hoặc Tăng ni để nguyện chú và cầu xin chư Phật chấp thuận. Đồng thời với đó là phát nguyện làm nhiều điều thiện, học cách tu nhân theo sự đưa đường chỉ lối của Phật.
Chuẩn bị bàn thờ Phật sạch sẽ, bốc bát hương, gia chủ chọn ngày tốt để thỉnh tượng Phật về. Trên đường về phải đi liền một mạch, không ghé vào bất kỳ nơi nào, kiêng kỵ đặt tượng ở trên ghế hay dưới đất. Cần đặt ngay ngắn trên bàn thờ để quý thầy tăng ni làm lễ an vị. Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh với ba vị Phật là Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. An vị trên bàn thờ, vị trí các vị sẽ sắp xếp như sau: vị trí chính giữa là tượng Phật A Di Đà. Tay phải Ngài là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, còn bên phía tay trái của Ngài là tượng Đại Thế Chí Bồ Tát. Lễ an vị tượng Phật gia chủ có thể thực hiện nhưng nếu có thể mời được thầy là tốt nhất.
Đồ đồng Lê Gia là một địa chỉ chuyên chế tác các mẫu Tượng phật, tượng Bồ Tát, tượng các bị anh hùng dân tộc và tượng chân dung….Đồ đồng Lê Gia mong muốn được gieo duyên lành, mang đến quý Phật tử những mẫu tượng đồng tây phương tam thánh chế tác với tất cả tâm huyết và lòng thành kính vo hạn của những người thợ lành nghề làng nghề thủ công truyền thống tại xưởng đồ đồng Lê Gia, Làng Trà Đông, Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
Đồ đồng Lê Gia hiện có nhiều mẫu tượng tây phương tam thánh. Quý vị Tăng ni, Phật tử và quý vị đồng tu có thể liên hệ với đồ đồng Lê Gia để lựa chọn mẫu tượng phù hợp.
Showroom ĐỒ ĐỒNG LÊ GIA tại 641 Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline 1: 0984.030.989 (Lê Trung)
Hotline 2: 0984.097.970 (Lê Tuyết)
Hotline 3: 0969.131.098 (Trọng Hưng)
Hotline 4: 0983.23.28.23 (Đoan Trang)