Tìm hiểu về các loại và mẫu hoa văn của Trống Đồng

Trống đồng là một trong những kết tinh nổi bật cho sự sáng tạo, độc đáo, tiêu biểu của nền văn minh thời cổ - trung đại của nước ta. Vào năm 1902, trong công trình nghiên cứu “Những trống kim khí ở Đông Nam Á”, học giả người Áo F. Heger, trên cơ sở nghiên cứu 165 chiếc trống đồng lưu giữ tại nhiều bảo tàng trên thế giới lúc bấy giờ, đã phân chia trống đồng ra thành 4 loại chính: Loại I, loại II, loại III, loại IV và 3 dạng trống trung gian (giữa loại I và loại II, giữa loại I và loại IV, giữa loại II và loại IV).

Trống đồng là sản phẩm phong thủy được lựa chọn trưng bày trong các không gian phòng khách, phòng làm việc.

Cho đến nay, phần lớn các học giả nước ta và các nước, đều chấp nhận cách phân loại này.

Ngược dòng thời gian, những công trình nghiên cứu thật sự về trống đồng ở Việt Nam bắt đầu từ cuối Chiến tranh thế giới lần thứ nhất,  chủ yếu là từ năm 1929 – 1930 và những năm sau đó, do một số học giả phương Tây thực hiện.

Các nhà nghiên cứu nước ta từ giữa thập niên 50 trở về sau này mới có điều kiện đi sâu nghiên cứu trống đồng. Ngoài những bài viết trên các tạp chí về "Khảo cổ học", "Nghiên cứu lịch sử",... thì Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam vào năm 1985 đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về trống đồng Việt Nam; xuất bản cuốn sách khổ lớn về “Trống đồng Việt Nam” vào năm 2011 với sự tham gia của các đơn vị Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia Việt Nam, Bảo tàng Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Viện Nghiên cứu Văn vật khảo cổ Quảng Tây (Trung Quốc). Nội dung cuốn sách đã giới thiệu 126 trống lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số Bảo tàng tỉnh và cơ quan khác.

Thông qua việc nghiên cứu các sưu tập trống đồng, có thể khẳng định rằng, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia hội tụ đủ cả 4 loại trống đồng cơ bản và các loại trống trung gian theo hệ thống phân loại của F.Heger, đồng thời còn có loại trống mà hồi đó F.Heger chưa biết đến. Trống đồng được phát hiện ở mọi miền đất nước.

Tổng sơ bộ 600 trống đồng các loại và hơn 100 trống minh khí
Trống loại I Chiếm khoảng 32%
Trống loại II Chiếm khoảng 45%
Trống loại III Chiếm khoảng 10%
Trống loại IV Chiếm khoảng 12%
Trống loại trung gian khoảng 1%

Ngày nay, các mẫu trống được trưng bày tại các viện bảo tàng, trong đó:

Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa trên 100 trống (chủ yếu là trống loại I và loại II, ngoài ra còn có hàng chục trống minh khí)
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Lưu giữ trưng bày các loại Trống loại I, loại II, loại III, loại IV, loại trung gian, loại đặc biệt và trống minh khí. Trong đó có trống loại I đẹp nhất, tiêu biểu nhất như trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ.
Bảo tàng tỉnh Hòa Bình Đại đa số là trống loại II
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc

- Điện Biên (chủ yếu là trống loại II và trống loại III)

- Sơn La (có cả trống từ loại I đến loại IV, nhưng nhiều hơn cả là trống loại II)

- Hà Giang (chủ yếu là trống loại IV)

- Lào Cai (phần lớn là trống đồng loại I, số ít hơn là trống loại IV).

Đặc biệt là ở Lào Cai, ngoài những trống được tìm thấy, còn có nhiều hiện vật đồ đồng và trong mộ táng Văn hóa Đông Sơn.

Một hiện tượng khác cũng đáng lưu ý là: 15 chiếc trống đồng đào được ở đồi Pá Ban, huyện Mường Ảng và ở bản Nà Hý, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, về mặt loại hình, thuộc loại II và loại III Heger, đều được chôn sâu trong lòng đất, không có di tích và di vật kèm theo.

Bảo tàng Hà Nội, Phú Thọ, Nghệ An Số lượng khoảng từ 20 đến 30 chiếc
Ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ Phát hiện được trống đồng, thường không đi kèm với di vật khác của Văn hóa Đông Sơn, phần lớn thuộc loại I Heger, nhưng cũng có trống loại II, loại III và loại IV, số lượng nhiều hơn cả (khoảng từ 10 đến 20 chiếc). Các trống đồng được tìm thấy và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng tỉnh Bình Định và Bảo tàng tỉnh Đắc Lắc.

Phân loại và hoa văn của các loại trống đồng?

Trống đồng Thông tin cơ bản Hoa văn

Trống đồng loại I Heger:

Đặc điểm: trống loại I Heger là loại cơ bản và cổ nhất mà từ đó phát triển sang các loại khác. Trống thường có kích thước lớn, mặt trống nhỏ hơn tang trống, dáng cân đối chia thành 3 phần rõ rệt: tang trống, thân trống và chân trống.

Căn cứ vào kiểu dáng, kích thước và hoa văn trang trí, nhiều nhà nghiên cứu nước ta đã phân chia trống loại I Heger thành một số phụ loại từ sớm đến muộn: Có người chia thành 5 phụ loại,  có người chia thành 3 nhóm: A, B và C, trong đó nhóm A được chia nhỏ thành 2 tiểu nhóm A1 và A2 , lại có người chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm lại chia thành các kiểu khác nhau. Ta thấy trong việc phân loại trống đồng loại I Heger chỉ khác nhau về việc phân chia ra thành nhiều hay ít phụ loại, nhiều hay ít nhóm, nhiều hay ít tiểu nhóm mà thôi.

Hoa văn trang trí thường phủ kín mặt, tang và thân trống.

Về hoa văn trang trí trên trống loại I, mặt trống có hình sao đúc nổi với 12 cánh. Trên một số trống, chỉ có 8 cánh sao, như trống đồng Quảng Xương, hoặc 14 cánh như trống đồng Ngọc LũSông ĐàThượng Lâm. Hoặc 16 cánh như Hoàng Hạ, Salayar. Trống loại này được tìm ở khắp vùng Đông Nam Á, nhưng tập trung nhiều nhất ở Việt Nam.

Trống đồng  loại II Heger

Đặc điểm: Theo thống kê chưa đầy đủ thì ở nước ta, trống đồng loại II Heger phần lớn tập trung ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa. Loại trống này có kích thước lớn và có đặc điểm nhận diện là phần mặt trống chờm ra khỏi tang trống, có 4 hoặc 6 tượng cóc chân cao, một vài trống thay tượng cóc bằng tượng chim hay tượng rùa, tượng voi..

Dáng trống dường như được chia thành 3 phần (tang trống, thân trống và chân trống), nhưng phổ biến, phần thân trống và chân trống choãi dần đều, chỉ phân định bằng một đường gờ, nên có cảm giác trống chỉ có 2 phần là tang và thân trống.

Hoa văn: Mặt trời có 8 tia. Loại này phân bố ở vùng Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc; ở Việt Nam cũng có nhiều loại trống này và còn được người Mường sử dụng, nên có người gọi là trống Mường.
Trống đồng  loại III Heger Đặc điểm: Trống loại III được phân bố rộng rãi ở miền Nam Trung Quốc và ở hầu hết các nước Đông Nam Á lục địa. Dáng trống loại III thường trên to, thuôn dài và hơi loe về phía đế trống nên trông có vẻ thanh thoát. Mặt trống chờm ra khỏi tang trống cùng với các khối tượng cóc mảnh mai hơn, có trống có tới 2, 3 cóc cõng nhau. Ngoài các đường gờ nổi trên tang, thân và chân trống, ở nhiều trống còn được trang trí bằng các khối tượng đúc, phổ biến nhất là khối tượng voi. Hoa văn: Mặt trời có 12 cánh. 4 góc mặt có cóc, thường là ba con chồng lên nhau thành 12. Trang trí toàn bằng họa tiết hình học và hoa văn.
Trống đồng  loại IV Heger

Đặc điểm: Trống được phân bố trên phạm vi rất rộng, có đến vài chục tộc người sử dụng, kể cả một số tộc người ở phía Bắc như người Hán, Mông Cổ… Niên đại của loại trống này được xác định vào thiên niên kỷ II sau Công nguyên, nghĩa là từ thế kỷ X cho đến thời gian gần đây. 

Điều thú vị là trong các cuộc khảo cổ khai quật, các trống loại này có minh văn trên trống nên có thể theo dõi được tiến trình phát triển của trống loại IV Heger theo từng thế kỷ.

Nét đặc biệt của trống loại này là mặt trống không vượt ra khỏi tang trống; về hình dáng và hoa văn trang trí có nét giống với trống loại I. Dù hình dáng trống không cân đối, hoa văn trang trí không phong phú và tinh xảo bằng loại I.

Hoa văn: Mặt trống có kích thước thường nhỏ, không có cóc. Ngôi sao bao giờ cũng 12 tia, nhiều khi rõ tên 12 con vật địa chi.

Kết luận: 

1. Trống đồng loại I Heger phát hiện ở nước ta – Trống Đông Sơn – được ra đời chính từ nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng, nhưng nó không xuất hiện ở ngay giai đoạn sớm của Văn hóa Đông Sơn, mà ở vào giai đoạn tiếp theo – giai đoạn Đông Sơn điển hình với khung niên đại khoảng thế kỷ V trước Công nguyên đến thế kỷ I-II sau Công nguyên.

2. Hoa văn trên trống đồng là các biểu tượng mang tính ước lệ và cách điệu cao. Từng đường nét hoa văn trên trống khúc triết, đơn giản mà tự nhiên, sinh động (hình người, chim, thú, nhà, thuyền,…).

3. Tùy vào phiên bản của trống đồng Đông Sơn là Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Quảng Xương,… mà hình tượng ngôi sao nhiều cánh biểu tượng mặt trời được thể hiện khác nhau. Xung quanh là các vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng đều có hình trang trí, trong đó có ba vòng được trang trí hình người và vật, một vòng có hình hươu và chim xen kẽ, một vòng có hình loại chim ăn cá, con đứng, con bay.

4. Trong cách phân loại trống đồng theo Heger thì Trống đồng Heger I là trống đồng cổ nhất. Trống đồng Ngọc Lũ được cho là phiên bản đẹp nhất của Trống đồng Đông Sơn.

Trống đồng Đông Sơn- Kết tinh bức tranh sinh hoạt của người Việt cổ:

Nền văn hóa Đông Sơn khởi nguồn tại vùng Bắc Trung Bộ trên hạ lưu sông Mã, sông Cả đến châu thổ sông Hồng. Trải qua một ngàn năm, bắt đầu từ sớm của thế kỷ 8-7 TCN và kết thúc vào thế kỷ 1 và 2 SCN. Nền văn hóa này đã trải qua và cho thấy sự phát triển của người Việt cổ.

Có thể nói tuy rằng trống đồng Đông Sơn sinh ra trong thời kì nền nông nghiệp sơ khai. Nhưng những nét hoa văn trên trống lại cho thấy những tích lũy, trình độ điêu luyện và đức tính cần cù, siêng năng của người Việt Cổ đã tạo nên những những chiếc trống đồng hết sức tinh xảo. Đây cũng là thời điểm mà nghệ thuật luyện kim đúc đồng thau và sau đó đã khám phá ra kim loại sắt.

Các hoa văn trang trí được khắc trên mặt, tăng và thân trống tái hiện những cảnh sinh hoạt đời thực. Với những đường nét gồm có các loại: mặt trời, nhà sàn, người giã gạo, chim cò bay, đàn hươu, thuyền và người đánh trống, nhảy múa, đối đáp. 

Những hình ảnh gần gũi này khiến ta liên tưởng tới một bức tranh đồng quê trong thời kỳ thịnh vượng với chim cò tung bay ngoài đồng ruộng, người dân làm nông trong mưa nắng dưới ánh mặt trời, biết chăn nuôi gia súc, sắn bắn, biết đánh bắt cá tôm, trồng trọt. Nhất là làm vụ lúa nước theo mùa, biết thu hoạch theo thời tiết và hoan ca chào đón ngày cuối vụ hay chào mừng hạt thóc mới, hò hát, giã gạo, nhảy múa kết đoàn dưới trăng. Họ còn biết trao đổi thương phẩm với nhiều bộ tộc, quốc gia láng giềng bằng hàng hải với các ghe thuyền gỗ vượt sông biển. Hoa văn phổ biến nhất trên mặt trống đồng Đông Sơn là hình ảnh các loài chim, người cũng hóa trang chim, đội mũ gắn lông chim, mũi thuyền có mắt chim tròn.

Họa tiết chim muông trên trống đồng

Chim là loài vật tổ rất được tôn kính của người Lạc Việt bên cạnh thần Mặt trời trong thời kỳ này.

Ngoài hình ảnh loài chim được xem là vật tổ thì hình tượng mặt trời cũng được khắc họa nổi bật ở trung tâm mặt trống. Bà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người giúp cho họ có được cuộc sống ấm no. Khi mưa bão hay hạn hán cuộc sống của họ cũng ảnh hưởng theo. Họ trông cậy tất cả vào những gì bà mẹ thiên nhiên ban tặng và tôn sùng điều đó.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Các họa tiết hình thuyền chiến, thuyền đua, xương cá, các loại cá, rắn, nhà sàn, lầu gác cho thấy ngành ngư- lâm cũng rất quan trọng trong sinh hoạt thời bấy giờ. Người dân biết khai thác rừng để làm nhà ở, lấy gỗ đóng thuyền dùng trong ngư nghiệp và làm phương tiện di chuyển. Các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày, và vũ khí gươm giáo chống giặc.

Trong thời Cổ đại, có một bộ phận người chuyên sống với nghề biển, sông hồ. Do đó, họ biết khai thác các chiến thuyền để chống ngoại xâm bảo vệ xứ sở và phát triển nghề đánh bắt cá, ốc sò để làm đa dạng thêm lương thực. Đây cũng là lý do nhiều trống đồng được tìm thấy ở Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vài nước Đông Nam Á.

 

Các họa tiết hình vũ công múa hát, hóa trang trong lễ hội, tục đối đáp khắc trên trống đồng, và hoạt cảnh hát hò trong khi chèo thuyền, đánh cá, làm ruộng…. Trong nhà sàn, từng cặp nam nữ ngồi đối diện, lồng tay chân nhau cùng ca hát, đối đáp . Từng hoạt cảnh khắc nối tiếp nhau cho thấy đời sống văn hóa thời điểm này cũng rất sống động, các lễ hội được tổ chức theo chu kì.

Trống đồng là một loại lịch thời Hùng Vương:

Một số nhà khảo cổ nghiên cứu và đánh giá hoa văn trên trống đồng Hoàng Hạ là một loại lịch thời Hùng Vương. Dựa vào đây có thể xác định được các ngày tiết trong năm. Đó là loại lịch ngày âm, kết hợp chu kỳ mặt trăng và mặt trời, bắt nguồn từ văn hóa Bách Việt, mang đậm nét văn hóa nông nghiệp lúa nước ở phương Nam. Số lượng của các tia, chim bay, hươu, thuyền hầu hết là số chẳn, cho thấy cư dân thời bấy giờ đã biết đo đếm. Số tia 12 chiếm đa số liên quan đến số tháng trong năm thể hiện 12 tháng trong năm.

Âm lịch Việt (hình bên trái) và bốn mùa (hình bên phải) trên trống đồng Ngọc Lũ

Từ trống đồng cổ xưa đến những tuyệt tác trống đồng tại Lê Gia

Trống đồng ngày nay không chỉ là di sản văn hóa được lưu trữ trong các bảo tàng Quốc Gia mà còn được phổ biến ở các làng nghề đúc đồng. Trong đó, không đâu có nét hoa văn riêng và đẹp như tại Thanh Hóa. Với sự tỉ mỉ cùng bàn tay điêu luyện, những người nghệ nhân đã tạo nên rất nhiều những quả trống, mặt trống, hay trống đồng quà tặng tái hiện các phiên bản trống đồng cổ. Món quà này được nhiều quý khách hàng không chỉ trong mà cả ngoài nước ưa thích bởi sự tinh xảo từ những đường nét.

Trống đồng thường được sử dụng bày phù hợp tại các không gian phòng khách, phòng làm việc, phòng họp hay các đại sảnh công ty, tập đoàn. Trống cũng được chế tác làm những món quà tặng mừng lãnh đạo, người thân, bạn bè, hay quà tặng hội nghị, sự kiện gọi là trống đồng lưu niệm. Đây là một nét đẹp trong văn hóa góp phần lưu truyền những giá trị văn hoá truyền thông của Việt Nam.

Sau đây, cùng chiêm ngưỡng 1 số các tác phẩm trống đồng mà các nghệ nhân Lê Gia đã chế tác:

Tranh mặt trống đồng là dòng sản phẩm được nhiều quý khách ưa thích lựa chọn

Mẫu tranh mặt trống đồng hoa sen cách tân mạ vàng 24k

Các mẫu trống đồng đúc cỡ lớn là lựa chọn phù hợp trong không gian trưng bày lớn như phòng làm việc, phòng khách

>> Tham khảo thêm:

  1. Quy trình chế tác trống đồng và những điều bạn chưa biết.
  2. Quy trình chế tác trống đồng mạ vàng- Món quà ý nghĩa cho doanh nghiệp
  3. Mặt trống đồng gò và những điều bạn chưa biết
  4. 15+ Mẫu trống đồng cỡ nhỏ
  5. 22+ Mẫu trống đồng cỡ lớn
  6. 22+ Mẫu tranh mặt trống đồng
  7. 33+ Mẫu mặt trống đồng.

Tài Liệu Tham Khảo:

  1. Viện Khảo Cổ Học, 1999. Thời Đại Kim Khí Nam Bộ. Khảo Cổ Việt Nam, Tập II. NXB Khoa Học Xã Hội, tr. 349-398.
  2. Hoàng Xuân Chính, 2012. Đồ đồng văn hóa Đông Sơn. NXB Văn hóa thông tin, TP/HCM, 238 trang.
  3. Nguyễn Địch Dỹ và Đinh Văn Thuận. 1981. Kết quả phân tích bào tử phấn hoa ở Hạ Sơn, Phiêng Tung, Nà Khù. Thần Sa- những di tích của con người thời đại đá. Bắc Thái 1981.
  4. Trần Văn Đạt. 2010. Lịch sử trồng lúa Việt Nam. NXB 5 Star Printing, Nam California, Huê Kỳ, 489 trang.
  5. Lê Văn Siêu. 2006. Ý nghĩa những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ. Trong Việt Nam văn minh sử (http://www.lyhocdongphuong.org.vn/van-hien-lac-viet/).
  6. Wikipedia.org.
  7. Vũ Thế Long. 1979. Di tích động vật ở di chỉ Đa Bút (Thanh Hóa). NPHM, Viện Khảo Cổ Học 1979.
  8. Nguyễn Duy Xuân. 2011. Trống đồng Đông Sơn. (http://nguyenduyxuan.net/t-liu/lich-su-van-hoa/974-trng-ng-ong-sn Nguồn: CINET.gov.vn).
Bạn đang xem: Tìm hiểu về các loại và mẫu hoa văn của Trống Đồng
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỖ TRỢ ĐẶT HÀNG

Quý khách có nhu cầu mua hàng, đặt hàng hoặc cần tư vấn kỹ hơn về sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi vui lòng liên hệ theo số Hotline:

Hotline 1: 0984.097.970 (Lê Tuyết)

Hotline 2: 0984.030.989 (Lê Trung)

Hotline 3: 0969.131.098 (Trọng Hưng)

Quý khách có thể đặt hàng online hoặc Trải nghiệm và mua hàng trực tiếp tại: Showroom ĐỒ ĐỒNG LÊ GIA tại 641 hoặc 783 Giải Phóng, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NHANH NHẤT, QUÝ KHÁCH ĐỂ LẠI THÔNG TIN PHÍA DƯỚI, NHÂN VIÊN TƯ VẤN SẼ GỌI ĐIỆN NGAY TƯ VẤN CHO QUÝ KHÁCH:
Vui lòng để lại số điện thoại
Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!
0984.097.970
popup

Số lượng:

Tổng tiền: