Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và những điều cần biết
Phật Thích Ca Mâu Ni được biết đến là người sáng lập Đạo Phật. Ngài là nhân vật có thật trong lịch sử, quê hương của Ngài là đất nước Ấn Độ. Trải qua quá trình tu luyện Ngài đã thành Phật để cứu khổ chúng sinh. Ngày nay, Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni được thờ phụng tại các ngôi chùa và nhiều gia đình chọn thờ tượng tại gia. Ngài là ai mà sức ảnh hướng lớn đến thế, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của đồ đồng Lê Gia.
1. Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài là ai?
Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập đạo Phật. Ngài xuất thân là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm thuộc vương quốc Thích Ca - Ấn Độ ngày nay. Ngài được xác nhận là nhân vật có thật trong lịch sử, sinh khoảng năm 624 TCN. Chứng kiến nỗi khổ đau của con người khi già đi, bệnh tật và qua đời. Ngài phát tâm rời khỏi hoàng cung, tu học Phật quả ung dung thanh thản.
2. Tại sao có danh hiệu "Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật?
Thờ tượng Phật trong Phật Pháp, không giống thờ thần. Mối quan hệ giữa Phật Thích Ca và con người là quan hệ Sư đạo. Phật Thích Ca với mỗi người chúng ta là người Thầy, người Thầy dẫn ta đến thành đạo, vì vậy, Ngài được gọi là Bổn Sư.
Trong thế gian này, chúng sinh thiếu tâm từ bi, tự tư tự lợi. Vì thế, Phật thị hiện ở thế gian là muốn sửa lại bệnh của chúng ta. Để làm được điều này, Ngài thiết lập tông chỉ, là “Thích Ca”. Tiếng Phạn, “Thích Ca” nghĩa là Năng Nhân - nhân từ. Chúng sinh ở cõi này thiếu nhất là tâm nhân từ, nên danh hiệu của Ngài nhấn mạnh tâm Nhân từ cho con người.
Căn bệnh nữa của con người là tâm không thanh tịnh, quá nhiều tạp niệm, quá nhiều vọng tưởng. Vì thế, trong danh hiệu của Ngài thêm chữ “Mâu Ni” – tiếng Phạn là Tịch Diệt. Tịch là tịch tĩnh, thanh tịnh, Diệt là tiêu trừ, tiêu diệt vọng tưởng tạp niệm.
3. Hình dáng Phật Thích Ca Mâu Ni
- Hình dáng đặc trưng nhất của Phật Thích Ca là mái tóc có thể búi tó hoặc cụm xoắn ốc. Phật mặc áo cà sa, áo choàng qua cổ màu nâu hoặc vàng. Phật ngồi trên tòa sen, nhục kế nhô cao trên đỉnh đầu, mắt khép hờ, mở 3/4.
- Tư thế tay Phật có thể xếp trên đùi, hai tay bắt ấn thiền, ấn kim cương hiệp chưởng hoặc ấn chuyển pháp luân... Ngài có thể cầm chiếc bát đen hoặc xanh đen, đây là dấu hiệu cho giáo chủ.
Để thờ cúng Tượng Ngài thường được đúc bằng đồng, tại các không gian thờ cúng, tượng đồng Phật Thích Ca Mâu Ni thường thờ giữa chánh điện. Có chùa sẽ thờ ba vị ngồi ngang. Trong đó, đức Thích Ca ngự ở giữa, bên phải Ngài là Phật A Di Đà, bên trái Ngài là Đức Phật Di Lặc. 3 vị đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai con người.
4. Ý nghĩa tượng Phật Thích Ca Mâu Ni
- Phật không có hình thức cố định, cảm nhận Ngài như thế nào thì Ngài sẽ hiện lên ở hình dạng đó. Phật hiện lên trong tâm khi tâm nghĩ đến Phật. Ngài sẽ giúp con người thoát khỏi buồn đau, tai họa. Tượng Phật Thích Ca ngồi trên đài sen đại diện cho sự giải thoát và thanh tịnh tốt nhất.
- Đôi mắt Ngài đăm chiêu nhìn xuống biểu thị cho nội tâm tĩnh lặng quan sát mọi vật. Hình ảnh đại diện cho sự giác ngộ, chân lý cuộc sống.
- Tượng Phật ngồi lên hào quang chiếu sáng thể hiện sự sáng suốt, sáng soi mọi vật, mọi người trên thế gian.
5. Cách thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà
Hiện nay, không chỉ ở các đền chùa và tượng Phật được nhiều gia chủ thỉnh về nhà thờ cúng. Nếu gia chủ muốn thỉnh tượng Phật về thờ không nên làm một cách ngẫu hứng, tùy tiện. Thỉnh tượng phải xuất phát từ sự kính trọng, lòng chân thành của mỗi người. Vì thế, thỉnh tượng Phật về nhà cần chú trọng vào từng chi tiết để không mất đi sự thành kính với Ngài.
Sau khi thỉnh tượng Phật về, gia chủ cần mời sư thầy về làm phép, tụng kinh, đặc biệt là phải làm lễ khai quang điểm nhãn. Chọn ngày tốt để làm lễ an vị. Thỉnh tượng về nhà phải để lên bàn thờ, có thầy về cùng, ngày đó gia chủ nên ăn chay. Đặt bàn thờ Phật ở nơi cao, trang nghiêm và yên tĩnh nhất để tiện việc tụng niệm. Bàn thờ Phật cần đủ bát hương, chén nước, lọ hoa, dĩa đựng trái cây, chuông...
6. Vị trí đặt tượng Phật
Tượng Phật Thích Ca nên đặt ở vị trí phù hợp vừa là thể hiện sự tôn trọng, vừa phát huy công dụng cảm hóa cho ngôi nhà. Nhiều gia chủ mời pháp sư hoặc thầy phong thủy để tìm được vị trí tốt để đặt tượng.
Bàn thờ Phật đặt ở giữa nhà, lưng áp vào tường, phía sau không có khoảng trống hay lỗ hổng. Theo phong thủy, nên đặt tượng Phật hướng về phía Đông - hướng mặt trời mọc cho tâm được soi sáng, tránh xa cám dỗ, giác ngộ đúng lúc.
Nếu bạn có không gian rộng, nên đặt tượng Phật ở phòng thờ riêng biệt. Nếu thờ chung với bàn thờ gia tiên, nên đặt bàn thờ Phật trên cao, cao hơn bàn thờ gia tiên. Quan trọng nhất là không đặt chung bát hương, trái cây,...
Đặt tượng ở khu vực với đủ ánh sáng và yên tĩnh. Tránh nhà vệ sinh, phòng ngủ, phòng tắm, lối đi lại, cầu thang để không phạm điều bất kính với Phật. Thường xuyên dọn dẹp để tỏa lòng thành cũng như sự tôn trọng với Đức Phật Thích Ca.
Trên đây là những chia sẻ của Đồ đồng Lê Gia về ý nghĩa tượng Phật Thích Ca, cách thỉnh tượng và vị trí đặt tượng. Nếu quý khách có nhu cầu thỉnh tượng về thờ tại gia, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Showroom ĐỒ ĐỒNG LÊ GIA tại 641 Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline 1: 0984.030.989 (Lê Trung)
- Hotline 2: 0984.097.970 (Lê Tuyết)
- Hotline 3: 0969.131.098 (Trọng Hưng)
- Hotline 4: 0983.23.28.23 (Đoan Trang)