Đông bình tây quả là cách nói của người xưa về việc bày trí hoa quả trên bàn thờ mỗi dịp lễ cúng bái. Vậy tại sao lại gọi là “Đông bình tây quả”? ý nghĩa và ứng dụng của lời dạy này ra sao? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của đồ đồng Đông Sơn.
1. Đông bình tây quả là gì?
Đông bình tây quả là câu nói của các cụ về cách sắp xếp bình hoa, hoa quả trên bàn thờ. Tục lệ có từ thời xa xưa nhưng vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Đây là tục lệ thờ cúng tổ tiên phù hợp, cách bài trí này sẽ giúp các thế hệ sau nhớ ơn ông bà tổ tiên, biết quy tắc thờ cúng đúng cách.
2. Tại sao có câu nói Đông bình tây quả? Ý nghĩa
2.1. Dựa trên hướng Nam là hướng chính
Từ xa xưa, cha ông thường lấy hướng chính là hướng Nam. La bàn cũng vậy nên được gọi là kim chỉ nam. Mặt trời luôn mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Bàn thờ gia tiên được bày trí theo cách hướng ra cửa chính, theo nguyên tắc hướng nam để bày trí.
Vậy nên các cụ mới dạy rằng “Đông bình tây quả”. Khi quay mặt về hướng Nam thì tay trái là hướng Đông, tay phải là hướng Tây, sau lưng là hướng Bắc. Nếu từ bàn thờ nhìn ra, bên trái là phía Đông, bên phải là phía tây.
Cách sắp xếp bình hoa, mâm ngũ quả cũng sẽ tuân theo quy tắc này:
- Hướng đông, bên tay phải theo hướng từ ngoài nhìn vào. Đặt bình hoa để tượng trưng cho mùa xuân đơm hoa.
- Hướng Tây ở bên tay trái theo hướng từ ngoài nhìn vào: Đặt mâm ngũ quả để tượng trưng cho mùa Thu – mùa kết trái thu nhiều quả ngọt.
- Phía Đông thuộc dương nên đặt di ảnh của ông. Phía Tây thuộc âm nên đặt di ảnh của bà. Cũng vì thế có câu Nam tả – Nữ hữu.
2.2. Hướng Nam là hướng gió hoà
Xa xưa ông bà ta làm nhà thường quay mặt về hướng nam. Vì hướng này có gió hòa và ít khi có gió càn bão chướng.
Bình hoa để hướng đông để khi gió thoảng đưa mùi hương lên bài vị. Trái cây nên để ở hướng tây, nơi có hơi ấm của đèn sẽ khiến quả ngọt trái thơm. Đây cũng là tay phải, tay thuận để ông bà tiện dùng. Sau nó trở thành phong tục. Sau này con người làm nhà xoay theo nhiều hướng khác nhau nên cứ theo cách trên để bày trí bàn thờ đúng cách.
2.3. Những cách giải thích khác
Bên cạnh quan niệm nêu trên, “Đông bình Tây quả” còn được hiểu theo 1 cách khác. Đó là biển đông là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam. Khi nhìn vào bản đồ, phía đông vị trí bên phải. Dựa theo đặc tính này mà ông bà ta nói Đông bình Tây quả, coi đó như nguyên lý để trưng bày hoa quả thờ cúng.
Ngoài ra, cũng còn một vài người giải thích khác, đó là, theo quy ước, dù nhà xây theo hướng nào cũng đều coi là hướng Nam. Do đó, hướng Nam được xác định là trước mặt bàn thờ. hướng Bắc là sau lưng bàn thờ. Bên trái bàn thờ sẽ là phía Đông, bên phải là phía Tây.
3. Ứng dụng của Đông bình tây quả
Vào dịp lễ tết, ngày rằm… gia đình nào cũng sửa soạn và trang trí bàn thờ sao cho trang trọng, tinh tế. Là thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh. “Đông bình tây quả” chính là quy tắc bày trí bàn thờ chính xác nhất từ thời xưa đến nay.
Vị trí đặt bình hoa: Vào ngày mùng 1 đầu tháng hay ngày rằm âm lịch, bình hoa ở bàn thờ nên cắm hoa tươi. Còn ngày thường thì bình hoa để không, nên đặt bình hoa ở hướng Đông.
Vị trí bày mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả trên bàn thờ phải đủ năm loại và phải đặt ở hướng Tây.
Bên cạnh việc tập trung bày bàn thờ theo tục lệ, các gia đình nên tân trang đồ thờ mới mẻ và phù hợp. Đồ thờ bằng đồng là một lựa chọn tuyệt vời góp phần làm gia tăng vẻ đẹp sang trọng cho bàn thờ, mang lại phong thủy tốt nhất cho gia chủ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về “Đông bình tây quả” theo quan niệm của ông cha. Hy vọng với bài chia sẻ trên của đồ đồng Đông Sơn sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong tục xa xưa trong việc thờ phụng tổ tiên. Cách bày trí hoa quả ở bàn thờ đúng đắn nhất để đem đến những điều tốt lành cho gia đình bạn.
Để tân trang đồ thờ nơi bàn thờ gia tiên, quý vị có thể đến với đồ đồng Đông Sơn chúng tôi. Đơn vị chuyên cung cấp các loại bát hương bằng đồng thếp vàng, đồ thờ cũng bằng đồng, uy tín chất lượng. Thông tin chi tiết, mời cac bạn liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0984.097.970 - 0984.030.989.
>> Tham khảo thêm Các mẫu bộ đồ thờ bằng đồng.
>> Tham khảo thêm bài viết: Tìm hiểu về ngai thờ và ý nghĩa trong văn hóa thờ cúng
>> Tham khảo thêm bài viết: Cách đặt lư hương trên bàn thờ sao cho đúng nhất hiện nay